CHÙA ĐÀN


Chùa Đàn

Bên cạnh thể loại tùy bút hay truyện ngắn, Nguyễn Tuân còn theo dòng văn học ma mị bởi sự ảnh hưởng sâu sắc từ các truyện ngắn trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Nổi bật nhất là tác phẩm Chùa Đàn được viết năm 1945. Với phong cách duy mỹ, Nguyễn Tuân đã hướng đến việc đi tìm cái đẹp, nhưng không còn là cái đẹp hoài vọng, phảng phất u buồn về một thời xa vắng, về những thú chơi trong Vang bóng một thời. Thay vào đó, cái đẹp ở Chùa Đàn chính là sự kỳ quái, bi thương và đau đớn hơn rất nhiều khi con người ta sẵn sàng hy sinh thân mình để dùng nghệ thuật mà tái sinh cho một người khác.

Giáo sư Hoàng Như Mai đã từng nhận định Nguyễn Tuân và tác phẩm Chùa Đàn như sau: “Trong các sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Tuân biểu lộ một tài năng sáng tạo đặc biệt. Mỗi công trình nghệ thuật đều in đậm dấu ấn đỏ chói của ông, không thể lẫn với một ai khác, không một người nào khác mô phỏng được. Với Chùa Đàn, tài năng sáng tạo của nhà văn đã vươn tới thượng đỉnh”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét